Blog

Virus mới lây nhiễm vào file Word, Excel và file thực thi EXE

Theo cảnh báo của công ty CMC InfoSec, loại virus này có tên gọi là Virus.Win32.XdocCrypt.1. Sau khi xâm nhập vào máy tính, XdocCrypt sẽ mã hóa các file *.doc, *.xls, *.exe và biến các file nói trên thành file thực thi nhằm phát tán rộng rãi. Nếu file bị nhiễm là file Microsoft Word thì tên file sẽ được đổi thành thành <tên file gốc> cod.scr, file Microsoft Excel sẽ được đổi tên thành <tên file gốc>slx.scr.

Ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc CMC Infosec, cho biết bằng mắt thường, người dùng có thể nhận thấy dung lượng file sẽ tăng lên 140 – 150 KB. XdocCrypt vô hiệu hóa phần mềm chống virus trên máy tính nạn nhân và thực hiện mở cửa sau cho hacker đang nhập vào máy tính của nạn nhân mà ko cần sự cho phép. Đồng thời, XdocCrypt ăn cắp các thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng điện tử khi nạn nhân thực hiện giao dịch trực tuyến. Với XdocCrypt, hacker có thể điều khiển, chiếm đoạt và ăn cắp các thông tin như mật khẩu, chạy các mã độc mới trên máy tính của nạn nhân v.v..

Hiện tại trên thế giới chỉ trong vòng 2 ngày số lượng máy tính bị nhiễm lên hơn 4.000 máy. Hà Lan đang là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất, chỉ trong vòng 1 đêm XdocCrypt đã lây tới  2.200 máy tại quốc gia này.

Theo CMC Infosec, người dùng cần cẩn trọng khi duyệt web và tránh mở file đính kèm trong email không rõ nguồn gốc, tải về các phần mềm miễn phí trên mạng thông qua internet. Để có thể nhận biết được sự thay đổi của đuôi tệp tin, người dùng cần bật tính năng hiện phần mở rộng tên file (Tools-> Folder Options -> View-> bỏ chọn Hide extensions for known file types), đồng thời cập nhật phiên bản Java, Flash Player và các bản cập nhật Windows mới nhất.

CHÚ Ý: để được hổ trợ về các phần mềm diệt virus và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy  truy cập tai đây.

 

Màn hình cong hay phẳng sẽ là hướng đi mới cho smartphone?

Thành công của Samsung với chiếc Galaxy S6 Edge màn hình cong khiến cho hàng loạt tên tuổi như Xiaomi, Huawei, Vivo, và thậm chí là Apple phải học hỏi.

Những phiên bản đầu tiên dòng Galaxy S của Samsung từng là đề tài gây tranh cãi vì quá giống iPhone của Apple. Tuy nhiên, công ty Hàn Quốc ngày càng chứng tỏ khả năng của mình: chính họ là người đã tạo ra thuật ngữ “phablet” với dòng Note nổi tiếng toàn cầu.

Không dừng lại ở đó, 2 năm trước, gã khổng lồ điện tử tiếp tục tạo ra trào lưu mới mà đến bây giờ vẫn được xem như một cuộc cách mạng: màn hình cong trên smartphone.

Khi bộ đôi Galaxy S6 ra mắt vào tháng 3/2015, Samsung đã tái định nghĩa khái niệm di động thông minh. Đây là lần đầu tiên hãng đưa thiết kế kim loại và kính vào smartphone của mình, đồng thời xuất hiện những đường cong tuyệt đẹp trên chiếc S6 Edge. Dù cho người dùng đã có cái nhìn sơ bộ về công nghệ màn hình mới này trên Galaxy Note Edge, S6 Edge lại là phiên bản thương mại đầu tiên được trang bị màn hình cong hai bên.

Thành công của S6 Edge vượt ra ngoài mong đợi của Samsung, nhu cầu sản phẩm cao đến mức khiến hãng phải mở thêm nhà máy thứ 3 để sản xuất màn hình cong 3D.

7

Samsung cùng với Galaxy S6 Edge đã đạt được thành công vang dội. Ảnh: Android Authority.

Những hạn chế của màn hình cong

Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp chết người đó, màn hình cong cũng bộc lộ những điểm yếu, đặc biệt khi xét đến độ bền. Đối với màn hình phẳng thông thường, các góc (thường là điểm yếu nhất trên smartphone) sẽ làm bằng kim loại, nhựa hay gốm để nhận và tản lực khi có va đập. Trên những thiết kế cong 2 cạnh, các viền hay góc chủ yếu được làm bằng kính.

Vì thế, nếu không may làm rơi smartphone khỏi tay, người dùng sẽ tốn gần 1/3 giá thành sản phẩm để thay thế màn hình mới. Theo Android Authority, mất khoảng 270 USD chi phí để thay màn hình Galaxy S7.

Vấn đề còn trở nên khó khăn hơn khi hiện nay, chưa có loại vỏ điện thoại nào thực sự thích hợp với công nghệ màn hình này.

Một bất cập khác không thể không nhắc đến, đó là một chiếc điện thoại màn hình cong sẽ gây ra không ít khó chịu nếu bạn lỡ tay chạm vào. Theo cây bút Brian Reigh của trang Android Authority, dù ông chưa phải đối mặt với vấn đề vô tình chạm màn hình S7 Edge nhưng đôi khi, chế độ nhận diện chạm của máy vẫn hoạt động chưa đủ tốt.

Tác giả cho rằng nguyên do có lẽ vì phần thịt dưới ngón tay ông quá dày, khiến màn hình máy thường nhận những lần vô tình chạm đó là chính, đồng thời loại bỏ các ngón tay.

Đối với smartphone màn hình phẳng, chắc chắn người dùng sẽ không mắc phải vấn đề này. Hy vọng trong tương lai, khi Galaxy S8 xuất hiện vẫn với màn hình cong, Samsung sẽ khắc phục được tình trạng này.

Cần thêm thời gian

Cùng với thành công của các phiên bản smartphone màn hình cong, Samsung tiếp tục đẩy mạnh công nghệ này trên flagship của hãng. Điều này mang đến kết quả: Galaxy Note 7 chỉ có duy nhất một phiên bản màn hình cong, bỏ đi hoàn toàn phiên bản màn hình phẳng từng có trước đó.

Như đã nói, đây hoàn toàn là quyết định mang đậm tính thẩm mỹ của công ty Hàn Quốc. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận nỗ lực của Samsung lẫn các OEM Trung Quốc. Họ đã rất cố gắng để “tận dụng” khoảng trống trên các cạnh cong, thường là nơi trượt thanh công cụ để truy cập ứng dụng, các phím tắt…

Brian Reigh cho biết, dù rất thích tính năng thước kẻ trên S7 Edge, nhưng khi trải nghiệm thực tế, nhiều món đồ cần đo lại vượt quá độ dài đơn vị đo. Tương tự như vậy, nhiều tính năng khác không quá hữu ích và bị người dùng lãng quên.

8

Thành công của Samsung khiến nhiều tên tuổi khác phải học tập. Ảnh: iTweety.

Trường hợp Note 7 là minh chứng rõ ràng nhất. Kể từ khi ra đời, Samsung đã định hình đây là thiết bị chuyên dụng với khả năng ghi chú bằng chiếc bút S pen độc đáo. Tuy nhiên, phụ kiện này rõ ràng không tương thích để sử dụng với phần màn hình cong trên Note 7.

Mỗi pixel trên màn hình được tận dụng một cách triệt để, nhưng với 2 rãnh cong trên Note 7, rõ ràng đã làm ảnh hưởng đáng kể đến sức mạnh của siêu phẩm này.

Tiềm năng của màn hình cong là không thể phủ nhận

Tuy nhiên, nếu đem lên bàn cân so sánh, cái được từ màn hình cong vẫn nhỉnh hơn so với những hạn chế. Màn hình cong chắc chắn sẽ tiếp tục phổ biến, bởi đối với nhiều người, thẩm mỹ thường là yếu tố đầu tiên để lựa chọn một chiếc smartphone.

Galaxy S7 Edge không chỉ bán chạy hơn so với anh em của mình, nó còn trở thành thiết bị Android bán chạy nhất trên thế giới. Chính thành công này của Samsung đã khiến cho hàng loạt cái tên như Huawei, Xiaomi, Vivo phải học hỏi. Thậm chí Apple cũng được cho rằng đang chuẩn bị cho sự ra mắt iPhone màn hình cong trong năm kỷ niệm 10 năm ra đời iPhone.

Tóm lại, dù cho cái nhìn của bạn về màn hình cong như thế nào, nó vẫn là con bài thu hút khách hàng của các nhà sản xuất. Việc cần làm bây giờ, là hãy hy vọng các hãng sẽ nhanh chóng phát triển phần mềm tương thích tối đa với công nghệ màn hình này. Bên cạnh đó, luôn giữ gìn cẩn thận nếu không muốn tốn bất kỳ khoản phí nào để thay màn hình rơi vỡ.

 

 

Điện thoại Huawei có AI, đoán được ý muốn người dùng

Huawei vừa giới thiệu chiếc Honor Magic, smartphone được trang bị hệ thống AI cao cấp, cho phép thiết bị biết được danh tính chủ nhân, họ đang làm gì và họ có thể làm gì tiếp theo.

Một số việc Honor Magic có thể làm được: Khi cầm điện thoại lên, cảm biến hồng ngoại sẽ quét khuôn mặt và cả bàn tay để xác nhận đó là chủ nhân.

Chỉ khi xác nhận đúng là chủ nhân, Honor Magic mới bắt đầu xuất hiện thông báo, tăng tính bảo mật cho chủ nhân.

GPS kết hợp các ứng dụng, lịch trình để cung cấp thông tin ngay khi bạn cần. Ví dụ: Nó sẽ hiện số điện thoại khi bạn đến bưu điện, hoặc tự hiện vé khi đến sân bay.

Nếu trời tối, điện thoại sẽ tự bật đèn pin, bạn vẫn có thể chọn tắt đi, nhưng tốc độ sẽ nhanh hơn.

6

Honor Magic với AI mới. Ảnh: The Android Soul.

Huawei Honor Magic cũng sẽ có vài tính năng gốc từ Google Now trên Android, như ấn giữ nút Home để nghe thông tin về một chủ đề nhất định.

Sản phẩm có màn hình 5 inch QuadHD, dùng chip Huawei Kirin 8 nhân 2,3 GHz, RAM 4 GB, ROM 64 GB, pin 2.900 mAh có khả năng sạc nhanh.

Máy cài sẵn Android 6.0 với phần mềm từ Huawei, hai camera lần lượt 12 và 8 MP.

Hiện sản phẩm chỉ có mặt ở Trung Quốc, nhưng dự kiến sẽ được ra mắt toàn cầu vài tuần nữa.

 

BlackBerry Passport đạt chuẩn bảo mật cấp chính phủ

Bản cập nhật BlackBerry OS 10.3.3 đã đạt được chứng nhận NIAP, đồng nghĩa nó được phép sử dụng trong các cơ quan chính phủ và tổ chức có liên quan.

BlackBerry phát hành bản cập nhật 10.3.3 từ ngày 1/12 nhưng phải đến giữa tháng họ mới công bố thông tin này. Cùng với đó, Dâu đen cũng chính thức công bố nền tảng BlackBerry 10 đạt chuẩn bảo mật NIAP.

Điều này đồng nghĩa BlackBerry 10.3.3 đã sẵn sảng sử dụng cho các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp liên quan.

5

Smartphone chạy hệ điều hành BlackBerry OS 10.3.3 đạt chứng nhận bảo mật cấp chính phủ. Ảnh: BlackBerry.

“Phiên bản BlackBerry 10 mới nhất đã vượt qua các bài thử nghiệm bảo mật nghiêm ngặt cấp chính phủ và được cấp chứng nhận bởi NIAP (National Information Assurace Partnership). Theo đó, phiên bản cập nhật này đã vượt qua các bài thử nghiệm và đạt chứng chỉ NIAP (National Information Assurance Partnership). NIAP quản lý việc đánh giá các công nghệ tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất tại Hoa Kỳ cũng như các tiêu chuẩn chung quốc tế.

NIAP được chứng nhận cho BlackBerry OS 10.3.3 đồng nghĩa chúng tôi đủ tiêu chuẩn để hỗ trợ chính phủ, doanh nghiệp, và những khách hàng yêu cầu mức bảo vệ cao nhất cho dữ liệu quan trọng”, Ralph Pini  – COO, đồng thời là Giám đốc mảng thiết bị của BlackBerry cho biết.

BlackBerry OS 10.3.3 được người dùng BlackBerry chờ đợi trong nhiều tháng qua. Ngoài nâng cấp tính năng bảo mật – vốn là thế mạnh của BlackBerry, bản OS 10.3.3 còn cải thiện hiệu năng và độ ổn định khi hoạt động.  Toàn bộ các thiết bị chạy OS 10 cũ đều có thể cập nhật phiên bản này.

Động thái này cho thấy BlackBerry thực sự giữ cam kết hỗ trợ người dùng hệ điều hành cũ – những người đỏi hỏi thiết bị di động bảo mật ở mức cao nhất – ngay cả khi đã chuyển sang sản xuất thiết bị Android.

Tại Việt Nam, cộng đồng người dùng BlackBerry vẫn còn rất lớn. Màn giảm giá mạnh của bộ đôi Passport và Passport Edition khiến thị trường sôi động hơn vào những ngày cuối năm.

Hiện tại, nhiều đại lý cho bán sản phẩm BlackBerry Passport chính hãng với giá 5,9 triệu đồng. Passport chính là di động bán chạy nhất của BlackBerry từ năm 2015 đến nay.

 

Cách nhanh nhất để tìm lại điện thoại Android bị mất

Chẳng ai mong muốn rơi vào tình cảnh trớ trêu này, nhưng ít nhất xác suất tìm lại chiếc điện thoại của bạn cũng cao hơn nhờ các công cụ sau.

Google đã trang bị cho mỗi điện thoại Android tính năng Android Device Manager (ADM) giúp xác định vị trí thiết bị nếu chúng chẳng may thất lạc hoặc bị đánh cắp.

ADM có 4 tính năng chính: Xác định vị trí điện thoại, rung chuông cảnh báo, khóa điện thoại và xóa toàn bộ dữ liệu trên máy.

Khi bị mất máy, người dùng thường sử dụng giao diện web của ADM. Tuy nhiên, bản thân ứng dụng ADM trên điện thoại cũng có cơ chế cho đăng nhập khác nhau.

Do đó, nếu bạn đang ở cùng bạn bè hoặc đồng nghiệp thì có thể mượn điện thoại của họ để đăng nhập tìm kiếm chiếc điện thoại thất lạc của mình.

0

Android có sẵn công cụ tìm điện thoại bị thất lạc trên máy.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó có sự chuẩn xác, nên bạn cần cài đặt thêm một trong số các ứng dụng chuyên nghiệp sau để lấy lại điện thoại đã mất.

Lookout

Ứng dụng này được tích hợp nhiều tính năng bảo mật. Tuy nhiên, bản miễn phí chỉ có một số tiện ích cơ bản, chẳng hạn xác định vị trí thiết bị nếu nó bị mất hoặc bị đánh cắp, quét các ứng dụng trên máy nhằm đảm bảo rằng chúng an toàn.

Nếu sẵn lòng trả tiền để mua bản Premium (30 USD/năm), bạn sẽ có thêm nhiều tính năng hữu ích khác. Thứ nhất là Safe Browsing (lướt web an toàn) – cảnh báo cáo website có ý định đánh cắp thông tin cá nhân của bạn.

1

Lookout là công cụ bảo mật toàn diện cho điện thoại.

Tiếp đến là Safe Browsing – hạn chế quyền của một số ứng dụng nhất định. Từ bản Android 6.0 Marshmallow trở lại đây, Android đã tích hợp sẵn tính năng này. Ngoài ra, còn có Theft Alerts – cảnh báo hành vi nghi ngờ nhắm vào thiết bị của bạn.

Lockout cũng cho phép khóa và xóa từ xa toàn bộ dữ liệu trên thiết bị. Nếu điện thoại bị hack, tính năng Breach Reports sẽ tự động bật cảnh báo cho bạn biết.

Cerberus

Lấy cảm hứng từ công cụ điều khiển trí não cerebro trong bộ phim X-man nổi tiếng, Cerberus sở hữu nhiều tính năng vượt trội.

Cerberus, có thể gửi lệnh điều khiển tới thiết bị thông qua mạng Internet để kích hoạt chuông, khóa máy hoặc xóa sạch dữ liệu trên điện thoại bị đánh cắp.

Trường hợp điện thoại không kết nối Internet, công cụ này sẽ gửi lệnh kích hoạt qua tin nhắn SMS thông thường.

2

Cerberus có nhiều tính năng nâng cao mà các công cụ tương tự khác không có.

Cerberus còn có nhiều tính năng khác, chẳng hạn bật cảnh báo khi SIM điện thoại bị thay; chụp ảnh hoặc quay video người cố mở điện thoại. Nó cũng có thể tạo danh sách các công việc tự động thực hiện kiểu như “nếu xảy ra việc này thì hãy thực hiện việc sau”.

Đây là tính năng rất hữu ích, chẳng hạn bạn có thể đặt lệnh “nếu điện thoại bị tháo pin ra, hãy gửi vị trí của thiết bị”, hoặc “nếu nhập sai mã pin, hãy bật báo động”.

Cerberus chỉ miễn phí sử dụng một tuần, rồi sau đó bạn sẽ phải trả phí 5 USD/năm – mức phí khá hợp lý nếu bạn thực sự muốn có trong tay công cụ bảo mật điện thoại chuyên nghiệp.

Prey

Đây là giải pháp liên nền tảng, Prey có thể theo dõi điện thoại, laptop, máy tính bảng và tất cả các loại thiết bị thông dụng.

Prey chỉ chuyên về chống trộm và nó thực hiện khá tốt công việc này. Nếu điện thoại bị mất, bạn chỉ cần đánh dấu mất thiết bị trên website của hãng. Sau đó, điện thoại sẽ gửi về vị trí, chụp ảnh, tự khóa máy và cảnh báo bằng âm thanh.

3

Prey chạy khá giật lắc.

Người dùng cũng có thể tận dụng tính năng Control Zones, cảnh báo khi điện thoại bị di chuyển ra khỏi vực quy định. Đây là tính năng hữu ích, nhất là khi bạn cần phối hợp với cơ quan chức năng để tìm lại chiếc điện thoại đã mất.

Prey có nhiều phiên bản khác nhau, từ tính phí (dao động từ 5 USD/tháng trở lên) tới miễn phí.

Where’s My Droid

Ứng dụng này cũng được trang bị khá nhiều tính năng và có giao diện thân thiện hơn Cerberus.

Với phiên bản miễn phí, bạn có thể xác định vị trí thiết bị, bật chuông cảnh báo, thay đổi mật khẩu và gửi cảnh báo khi SIM bị thay.

4

Where’s My Droid bản tính phí có mức giá dễ chịu.

Phiên bản có phí là 8,99 USD/năm và đương nhiên có thêm các tính năng khác, chẳng hạn cảnh báo nếu thiết bị ra khỏi khu vực nhất định, lịch sử vị trí, thống kê thiết bị…

Về cơ bản, Where’s My Droid là ứng dụng nên dùng vì có mức phí hợp lý, hiệu quả, trong khi Cerberus phức tạp hơn; Lookout thì quá đắt, còn Prey hoạt động không được ổn định.

 

Chưa ra mắt, game mới của Hà Đông đã bị nhái trên AppStore

Đón đầu tựa game sắp ra mắt của Nguyễn Hà Đông, nhiều lập trình viên đa phần từ Việt Nam đã có game nhái để ăn theo trên AppStore.

Sau thông tin tựa game Ninja Spinki Challenges của Nguyễn Hà Đông sắp ra mắt trên AppStore, hàng loạt các game có tên giống hệt… bỗng nhiên có mặt trên kho ứng dụng này, dù game “chính chủ” vẫn chưa chính thức phát hành.

Đáng ngạc nhiên hơn, những game này được duyệt lên AppStore vào ngày 5-10/12, chưa đầy hai tuần sau khi các trang tin chuyên về game đăng tải về tựa game mới của Nguyễn Hà Đông.

7

Những tựa game lấy nhân vật chính là Ninja, đồ hoạ 8 bit và có tên khá giống Ninja Spinki Challenges đã xuất hiện trên AppStore. 

Tuy cách chơi khác nhau, nhưng những game này đều có ý tưởng dùng đồ hoạ 8 bit và cách đặt tên có chứa những cụm từ như “Ninja”, “Spinki”, “Challenges” để lọt vào top những kết quả hiện ra trên AppStore khi người dùng tìm kiếm game thật của Nguyễn Hà Đông.

Đây không phải lần đầu game của Dot Gear (Studio của Hà Đông) bị nhái trên AppStore. Khi Flappy Bird gây sốt toàn cầu, nhiều nhà phát triển cũng đã tung game ăn theo với cách chơi và đồ hoạ tương tự, thu về lượt tải và doanh thu đáng kể nhờ cách làm này.

Ninja Spinki Challenges là tựa game hợp tác giữa Obokaidem (công ty game nội địa ở Nhật) và dotGEARS Studio của Nguyễn Hà Đông. Game sẽ được phát hành trên iOS và Android trên toàn cầu với ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Nhật.

Trước đó, Ninja Spinki Challenges hẹn phát hành vào 15/12, nhưng trùng với thời điểm Nintendo ra mắt Super Mario Run trên iOS, nên đã quyết định lùi ngày ra mắt vào 26/1/2017.

 

Trò chơi Super Mario Run bắt đầu cho tải trên iPhone và iPad

Tựa game đình đám của Nintendo vừa chính thức phát hành trên iOS, người dùng iPhone và iPad đã có thể tải Super Mario Run về từ AppStore.

Sau nhiều ngày chờ đợi, những người hâm mộ trên toàn cầu đã có thể tải Super Mario Run miễn phí từ AppStore. Game vừa có mặt trên kho ứng dụng của Apple trong đêm 15/12, rạng sáng 16/12 theo giờ Việt Nam.

Sau khi tải về, người chơi cần cam kết một số điều khoản, chọn vùng quốc gia, tên nhân vật và bắt đầu một số màn chơi tập dượt trước khi bắt đầu câu chuyện của Mario. Phần đồ hoạ và âm thanh rất quen thuộc, đưa người chơi quay về với ký ức trên hệ máy Nintendo DS.

Tuy nhiên, khác với cách chơi trước đây, Mario sẽ tự di chuyển và vượt qua các chướng ngại vật cơ bản trên đường chạy. Người dùng phải nhấp vào màn hình để nhân vật bật nhảy cao, trèo tường và lấy các vật phẩm.

Super Mario Run có ba chế độ World Tour, Toad Rally và Kingdom Buider. World Tour là chế độ câu chuyện chính, nơi người chơi phải hoàn thành mỗi cấp để trải qua tổng cộng 6 thế giới và 24 màn chơi. Mario sẽ phiêu lưu qua các hang động, lâu đài, ngôi nhà ma ám…

0

 

Game Super Mario Run có đồ hoạ, âm thanh khá quen thuộc nhưng cách chơi hoàn toàn mới. 

Toad Rally là chế độ đọ sức với các “bóng ma” của người chơi khác trong danh sách bạn bè. “Bóng ma” này mô phỏng lại chính xác từng đường đi nước bước của người chơi trước đó. Người chơi phải đạt điểm cao hơn để chiến thắng.

Nếu chơi tốt trong chế độ Toad Rally, người chơi sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng vương quốc của riêng mình trong chế độ Kingdom Builder. Sử dụng tiền và những vật phẩm có được, người chơi có thể xây nhà, trang trí cho thị trấn của chính mình.

Super Mario Run hiện cho phép người dùng tải miễn phí, nhưng chỉ có thể chơi đến các màn 1-1, 1-2, 1-3, 1-4. Sau bốn cấp độ đầu tiên, người chơi phải trả 9,99 USD để tiến xa hơn.

 

3 di động xách tay đẳng cấp vừa về Việt Nam

Galaxy S7 edge màu Black Pearl, OnePlus 3T hay Google Pixel có thể là những chiếc di động cao cấp cuối cùng về nước trong năm nay.

Tháng 12 là thời điểm trầm lắng trên thị trường nếu xét về số lượng model mới ra mắt hoặc lên kệ. Đây là giai đoạn các hãng di động tập trung vào các chương trình bán hàng, tổng kết năm hơn là đưa ra sản phẩm mới.

Tuy nhiên, người dùng trong nước vẫn đón một số model smartphone đẳng cấp, về nước theo diện xách tay. Đây đều là những di động sở hữu cấu hình mạnh mẽ, kiểu dáng đẹp và xứng đáng xếp hàng đầu trên thị trường.

Google Pixel

i3

Pixel là cái tên bất ngờ nhất ra mắt làng di động cao cấp năm nay. Thay vì nhờ đối tác hoàn toàn làm chủ sản phẩm, đưa vào đó cái tên Nexus như mọi năm thì lần này, Google đích thân thiết kế máy còn HTC chỉ đóng vai trò là người gia công.

Khi Pixel ra đời, người ta lập tức nhắc đến “sát thủ iPhone”, cụm từ đã bị lãng quên từ khá lâu. Pixel được bán dưới dạng flash sale, hạn chế ở một số thị trường khiến cho việc tìm mua nó trở nên khó khăn. Đó cũng là lý do model này không được nhập về bán đại trà ở Việt Nam mà chỉ lác đác về nước do người dùng mang theo từ nước ngoài.

Mặc dù vướng phải một số nghi ngờ, nhiều chuyên gia công nghệ Pixel đã vượt mặt iPhone ở khả năng chụp ảnh. Giao diện Android gốc cũng khiến sản phẩm này vận hành cực kỳ mượt mà. Là con cưng của Google, tất nhiên Pixel được trang bị cấu hình đầu bảng với chip Snapdragon 821, RAM 4 GB, camera 12,3 megapixel (camera phụ 8 megapixel) kèm pin 2.770 mAh.

Galaxy S7 edge Black Pearl

i4

Là một trong những smartphone đình đám nhất trên thị trường, Samsung liên tục bổ sung màu mới cho S7 edge, chẳng hạn màu vàng hồng, xanh san hô và mới đây là màu đen bóng (Black Pearl).

Máy vừa được một số cửa hàng trong nước đưa về Việt Nam dưới dạng xách tay từ thị trường Hàn Quốc. Hiện chưa rõ S7 edge màu đen bóng có bán dưới dạng chính hãng hay không.

So với màu đen truyền thống trước đây (Black Onyx), khung viền của phiên bản này cũng được phủ sắc đen hoàn toàn, sắc đen cũng đậm hơn, khiến máy liền khối hơn. Model này sẽ là đối thủ trực tiếp của iPhone 7 Plus màu Jet Black.

Về cấu hình, S7 edge màu đen bóng vẫn giữ nguyên các thông số như màn hình 5,5 inch Quad HD, RAM 4 GB, pin 3.600 mAh hay camera 12 megapixel khẩu độ f/1.7. Bản màu đen bóng sở hữu dung lượng 128 GB.

Hiện tại, S7 edge là một trong những di động sở hữu nhiều màu sắc nhất trên thị trường, với cách phối màu độc đáo.

OnePlus 3T

i5

Là một trong những smartphone mạnh nhất hiện nay với chip Snapdragon 821, RAM 6 GB, giá bán của OnePlus 3T lại khá mềm: Ở mức 11 triệu đồng cho bản xách tay. So với phiên bản OnePlus 3 từng về nước trước đây, 3T ngoài nâng cấp về chip (từ Snapdragon 820 lên 821) còn bổ sung camera trước 16 megapixel phục vụ nhu cầu selfie của người dùng.

Về thiết kế, sản phẩm này mang những đường nét thời lượng với vỏ kim loại nguyên khối, góc cạnh bo vừa phải thể hiện vẻ nam tính và camera hơi lồi.

Smartphone này vẫn trung thành với màn hình Full HD, kích thước 5,5 inch giống với 2 thế hệ trước đây. Nền tảng hệ điều hành sử dụng trên OnePlus 3T là Oxygen OS, tùy biến từ Android Marshmallow.

Hãng từng công bố bản cập nhật Android 7 Nougat sẽ phát hành cho cả 2 thiết bị 3 và 3T vào “cuối năm” nhưng cho đến hiện tại, chưa có dấu hiệu cho thấy điều này sẽ được thực hiện.

 

Zalo giúp người dân Myanmar kết nối tốt hơn

Trong 6 tháng, Zalo đã giúp hàng trăm ngàn bà nội trợ ở Myanmar có thể liên lạc hàng ngày với chồng, con của họ.

Vừa nấu nướng, bà Daw Moe, 46 tuổi, sống ở Yangon, Myanmar, vừa thoăn thoắt mở Zalo để nhắn con trai về sớm ăn tối cùng gia đình. Nhìn cách bà thành thạo dùng tin nhắn thoại, gửi sticker… ít ai nghĩ chỉ cách đây vài tháng, người phụ nữ này chỉ có thể ngồi chờ đợi chồng con, vì sợ tốn tiền điện thoại.

i1

Daw Moe dùng Zalo liên lạc với người thân khi đi chợ.  

Đó là một thực tế. Bởi cước phí liên lạc đắt đỏ chỉ cho phép một gia đình bình thường ở Myanmar sử dụng các cách nghe, gọi truyền thống vào những tình huống khẩn cấp. Viêc liên hệ hàng ngày hoặc tán gẫu, trò chuyện…vốn dĩ rất phổ biến ở Việt Nam lại khá xa vời ở đất nước mà SIM card điện thoại chỉ mới phát triển được 2 năm.

Gia đình bà Daw Moe với mức lương công chức bèo bọt của chồng bà kết hợp với thu nhập từ tiệm mỳ mỗi sáng, cũng không ngoại lệ.

Khoảng giữa năm 2015, sự xuất hiện của các ứng dụng OTT chạy trên nền tảng 3G được xem như “cứu tinh” cho những gia đình như bà Daw Moe. Cước 3G ở Myanmar có phần dễ chịu hơn giá cước nghe, gọi truyền thống.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của Yan Niang, con trai bà Daw Moe, tình hình cũng không được cải thiện bao nhiêu do bản chất đường truyền 3G của đất nước này còn kém, khiến các ứng dụng thường xuyên mất kết nối. Ngoài ra, ngôn ngữ tiếng Anh trên các phần mềm nhắn tin là rào cản cho những người lớn tuổi, vốn chỉ quen dùng tiếng Myanmar.

Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi từ khi Yan Niang biết đến Zalo thông qua một người bạn cùng lời giới thiệu ứng dụng này khá ổn định, không bị mất tin nhắn hay rớt cuộc gọi và hỗ trợ ngôn ngữ Myanmar.

i2

Đã 3 tháng trôi qua, Zalo đã trở thành phương tiện liên lạc không thể thiếu trong gia đình bà Daw Moe. 

Mẹ anh, bà Daw Moe, là người vui nhất với sự có mặt của Zalo ở đất nước này. Từ nay, bà có thể liên lạc với chồng con bất cứ lúc nào bà muốn, kể cả khi đang nấu ăn hay đi chợ… Không phải chờ đợi một ngày dài để các thành viên trong gia đình sum họp, cả gia đình bà có thể trò chuyện trên Zalo hàng giờ.

Chồng bà, trước đây có thói quen canh giờ để về ăn cơm trưa thì hiện nay, chỉ cần đợi tin nhắn của bà là biết khi nào bà đã chuẩn bị bữa trưa xong.

“Zalo rất dễ sử dụng. Tôi có thể dùng ứng dụng này để liên lạc với chồng, với con”, Bà Daw Moe chia sẻ đầy hào hứng.

Bà Daw Moe chỉ là một trong hàng trăm ngàn bà nội trợ có thể thoải mái liên lạc với chồng con hàng ngày, hàng giờ từ khi ứng dụng này có mặt ở Myanmar vào tháng 6/2016. Việc đảm bảo kết nối nhanh, ổn định đã giúp sản phẩm này nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân nước này và đạt con số 2 triệu thành viên vào tháng 10/2016.

Tất nhiên, 2 triệu trong số 52 triệu người vẫn là con số khá khiêm tốn. Đối với đội ngũ làm Zalo, họ đã chia sẻ mong muốn sẽ giúp 50% người dân Myanmar có thể liên lạc với nhau dễ dàng.

 

 

Dế cục gạch Nokia đầu tiên ra mắt dưới triều đại mới

Nokia 150 sở hữu thiết kế quen thuộc, chạy hệ điều hành Nokia Series 30 với camera VGA, pin chờ 31 ngày và game Snake Xenzia quen thuộc.

i

Nokia 150 sẽ lên kệ vào quý I năm sau.

Đầu tháng 12, HMD Global công bố thỏa thuận đạt quyền sử dụng thương hiệu Nokia trên điện thoại từ Microsoft. Họ sẽ cho ra mắt một loạt smartphone Nokia chạy Android tại triển lãm MWC sắp tới. Cũng theo thỏa thuận này, HMD chính thức thâu tóm bộ phận sản xuất điện thoại cơ bản của Nokia trước đây.

Gần như ngay lập tức sau đó, HMD đã công bố mẫu điện thoại Nokia đầu tiên của mình và đó là một chiếc di động phổ thông.

Nokia 150 và bản 2 SIM có giá bán ở mức 26 USD. Được mô tả là một chiếc di động “siêu bền, giá rẻ”, Nokia 150 sở hữu nhiều nét đặc trưng của điện thoại cục gạch Nokia trước đây.

Thiết bị này sử dụng màn hình 2,4 inch, bàn phím số quen thuộc và các kết nối như Bluetooth, FM radio, tính năng chơi nhạc mp3 và khe cắm thẻ nhớ microSD.

i0

Tuy nhiên, Nokia 150 sử dụng cổng sạc micro USB giống với nhiều smartphone phổ biến hiện nay. Ngoài ra, máy sử dụng camera VGA mặt sau, dùng với đèn LED đóng vai trò là đèn pin.

Tin vui cho các tín đồ Nokia là họ có thể chơi game Snake Xenzia trên chiếc 150. Bên cạnh đó, máy vẫn giữ nguyên thời lượng pin ấn tượng với thời gian thoại lên đến 22 tiếng, thời gian chờ là 31 ngày cho bản 1 SIM và 25 ngày bản 2 SIM.

Nokia 150 sẽ lên kệ vào đầu năm sau tại hàng loạt thị trường gồm châu Âu, châu Á và châu Phi.